Chi tiết sản phẩm:
Thước Xám Đo Độ Bền Màu Vải Dệt May – Gray Scale
Thước xám ( Gray Sacle ), thước xám được sử dụng trong nghành dệt may, nhuộm. Về cơ bản sẽ chia ra làm 2 loại – thước xám thay đổi theo màu (Gray Scale for color change) và Thước xám đo độ dây màu (Grey scales for staining) – hay dùng trong nhuộm.
Thước xám là dụng cụ nằm trong bộ thiết bị tiêu chuẩn đo độ bền màu – thường được sử dụng trong lĩnh vực dệt may. Độ bền màu phản ánh khả năng kháng sự phai màu của vật liệu dệt khi chịu tác dụng cơ học hoặc động học. Độ bền màu phụ thuộc vào các yếu tố như: Chất lượng loại thuốc nhuộm, độ đậm nhạt khi nhuộm, quá trình xử lý tẩy nhuộm… Với 1 số vật liệu bền màu sẽ bền với giặt khô nhưng kém bền màu giặt nước, có thể bền với nước và mồ hôi tuy nhiên kém bền với chất tẩy… Do đó kiểm tra độ bền màu sắc cho bất kỳ sản phẩm nhuộm hoặc in là vấn đề rất quan trọng tới nghành công nghiệp dệt may. Dưới là 2 loại thước xám tiêu chuẩn thường được sử dụng.
Độ bền màu thường được đánh giá theo hai tiêu chuẩn:
Thay đổi màu sắc của các mẫu vật trước và sau khi thử nghiệm, gọi là độ phai màu hay color change.
Màu dây lên vật liệu khác không được nhuộm và tiếp xúc với các mẫu vật trong khi thử nghiệm, đó là độ dây màu hay color staining.
Và tùy thuộc vào thị trường hoặc đối tác khách hàng muốn cung cấp – sẽ có các loại thước xám theo tiêu chuẩn AATCC vs theo tiêu chuẩn GB, ISO. Trong đó thước xám AATCC là áp dụng thị trường Mỹ, còn ISO là thị trường Châu Âu, JIS là Nhật và GB là của Trung Quốc.
1, Gray Scale for Color change
Thước xám bao gồm mười cặp màu xám đánh số từ 1 đến 5. Số 5 có hai màu xám giống hệt nhau, số 1 màu xám cho thấy sự tương phản lớn nhất và số 2, 3 và 4 có sự tương phản trung gian, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1. Tương ứng với độ bền màu giảm dần. Mẫu màu sau khi kiểm tra sẽ được so màu với mẫu màu ban đầu ( không xử lý kiểm tra) và so sánh độ tương phản , dựa vào thang trên thước xám này để đánh giá. Khi không có sự thay đổi về màu sắc của mẫu kiểm tra mẫu so với màu ban đầu , mẫu đó sẽ được phân loại là ‘5’ tức là độ bền màu rất tốt ; tương tự, sự thay đổi màu của mẫu quá nhiều gây ra mức tương phản như cặp xám số 1 , nó sẽ bị đánh giá độ thay đổi màu cấp 1 , hay là độ bền màu rất kém ….
2 .Thước xám cho độ dây màu (Grey scales for staining)
Một bộ các mức độ khác nhau của các cặp màu trắng- xám được sử dụng để đo độ dây màu. Mẫu test dây màu từ mẫu thí nghiệm sẽ được so sánh với một mẫu màu trắng tiêu chuẩn( không qua kiểm tra tiếp xúc dây màu) và dựa vào thước xám dây màu này để đánh giá độ bền màu .
Độ bền xếp hạng 5 được thể hiện bằng hai mẫu màu trắng giống hệt nhau (có nghĩa là không dây màu) và xếp hạng 1 cho một màu trắng và một mẫu màu xám khác biệt cao nhất( hay dây màu quá nhiều hay độ bền màu kém nhất) . Những con số khác cho thấy độ thay đổi tương phản giữa màu trắng và các chuẩn màu xám tăng dần từ 5 đến 1 hay độ bền màu giảm dần từ 5 xuống 1. Nếu kết quả là ở giữa bất kỳ hai cấp tương phản, có thể đánh giá, ví dụ, 3-4 hoặc 2-3 hoặc 3.5 hay 2.5…
Đi kèm 1 thước xám là có các máy đi kèm hoặc tiêu chuẩn đi kèm:
- Độ bền màu giặt: ( Color fastness to wash)
- Độ bền màu với giặt khô ( Color fastness to dry clean)
- Độ bền màu ánh sáng ( Color fastness to light)
- Độ bền màu với nước ( Color fastness to water)
- Độ bền màu với mồ hôi ( Color fastness to perspiration)
Nguồn tham khảo: Kienthucdetmay.com
Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp máy đo độ ẩm vải, thước đo độ co vải, máy đo xoắn đứt sợi, máy đo độ bền kéo đứt…
Để biết thêm thông tin về giá và sản phẩm liên hệ
Mr Phú – 0919050289
Email: nguyenphu5289@gmail.com