• LÀM THẾ NÀO ĐỂ SẢN XUẤT GIẤY CARTON CAO CẤP CÓ ĐỘ NÉN VÒNG VÀ ĐỘ BỤC CAO

    Click xem chi tiết
    LÀM THẾ NÀO  ĐỂ SẢN XUẤT GIẤY CARTON CAO CẤP CÓ ĐỘ NÉN VÒNG VÀ ĐỘ BỤC CAO ?

    Làm thế nào để sản xuất giấy Carton cao cấp có độ nén vòng và độ bục cao,chất lượng giấy là tốt nhất ? Đây là 1 câu hỏi và điều mà các công ty sản xuất giấy Kraff, giấy thùng Carton rất muốn biết và làm chủ công nghệ đó. Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu rõ về định nghĩa, cũng như ý nghĩa của các yếu tố như Độ bục,độ ẩm của giấy, độ nghiền bột giấy, thành phần keo,thành phần sợi….

    Theo lý thuyết thì như thế này:
    - Độ bục cùng với chiều dài xơ sợi và sự liên kết giữa các xơ sợi có liên quan mật thiết với nhau. Xơ sợi càng dài, sự liên kết giữa các xơ sợi càng chặt chẽ thì độ bục của giấy thành phẩm càng cao.
    - Độ ẩm tờ giấy nằm trong khoảng 5-6% thì độ bục đạt giá trị cao nhất. Độ ẩm tờ giấy dao động từ 8-14%, giá trị độ bục sẽ không thay đổi quá 5%. Nhưng nếu độ ẩm đạt mức 18% thì giá trị độ bục sẽ giảm trong khoảng trên dưới 10%. Môi trường bảo quản giấy thành phẩm tốt nhất : 25+-5 độ C, độ ẩm 55+-5%
    - Trong quá trình sản xuất, sử dụng hợp lí các hóa chất phần ướt cũng góp phần làm tăng độ bục
    - Thí nghiệm cho thấy: nếu tồn trữ giấy thành phẩm thời gian dài trong kho sẽ ảnh hưởng đến độ bục của giấy ( do xơ sợi xảy ra hiện tượng mỏi, tính chất cơ lý kém đi). Nếu tồn trữ quá 3 tháng, giá trị độ bục giảm 5-8%, tồn trữ quá 6 tháng, giảm trên 10%.
    Thực tế mình từng thấy qua khi độ bục không đạt thì người ta hay làm:
    - Tăng độ nghiền nếu độ nghiền chưa đạt yêu cầu công nghệ ( thường nằm trong khoảng 30 - 45 SR, có người nói nếu tăng cao quá thì ảnh hưởng đến độ nén vòng với lý do là độ dày xơ sợi bị giảm đi.
    - Tăng nồng độ tinh bột dùng cho sizepress đến mức cao nhất có thể ( vì một số lý do nên không thể tăng quá cao như: ảnh hưởng sự trải đều keo trên bề mặt gây màng film, ảnh hưởng đến tọa độ màu - nhất là L*...)
    - Tăng lượng tinh bột gia nội bộ đến mức cao nhất có thể ( lượng dùng tinh bột cũng có mức giới hạn, nếu dùng quá dư thì vừa tiêu hao tinh bột vừa gây khó khăn cho xử lí nước thải- COD cao ngút trời)
    - Tăng lượng dùng bền khô ( cũng như những yếu tố trên, nó cũng có mức giới hạn của nó nhằm tiết kiệm hóa chất và quan trọng là mình đã từng thấy khi tăng lượng dùng bền khô thì giấy tối hẳn đi, lúc đó bục đạt nhưng L* lại kém, người ta xử lý bằng cách bổ sung nước sạch vào các silo nước trắng - make -up water và dẫn đến tiêu hao nước sạch - sx giấy đúng là phức tạp.
    - Tăng tỉ lệ phối sợi dài cao nhất có thể ( tăng OCC ngoại đồng nghĩa là thêm tiền-  đây cũng là cách cuối cùng nhưng hầu như không dùng ở các nhà máy - vì như vậy thì nguyên liệu chất lượng kém bỏ đi)
    những cách xử lý vừa nêu dựa trên sự chuẩn xác và ổn định của máy xeo và các bộ phận phụ trợ: tỉ lệ J/W, chân không, lực ép, nhiệt độ sấy....

    Để tìm hiểu về máy đo độ bục, độ nén thùng Carton, độ ẩm giấy, độ nén vòng nén cạnh giấy.....Liên hệ Mr Phú 0919050289

  • Hướng Dẫn Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu Ma Sát

    Click xem chi tiết

    Hướng Dẫn Quy Trình Kiểm Tra Độ Bền Màu Ma Sát | Kiểm tra theo độ bền màu AATCC8
    COLOR FASTNESS TO CROCKING -AATCC 8
     
    Bài viết dưới là hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra độ bền màu ma sát vải, đánh giá sơ bộ về sản phẩm có đạt tiêu chuẩn độ bền màu ma sát hay không.

    Hai tiêu chuẩn thông dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát:

    + Tiêu chuẩn : ISO-105-X12
    + Tiêu chuẩn : AATCC- 08

    Định nghĩa độ bền màu ma sát

    Độ bền màu ma sát là khả năng kháng lại sự chuyển màu từ bề mặt của một loại vải có màu sang một bề mặt của một vải thử nghiệm hay vải test không màu do tác động cọ xát có thể là ở điều kiện khô và ướt. Vải có màu ở đây là mẫu vải kiểm tra độ bền màu và vải không màu là vải được quy định như là một loại vải tiêu chuẩn sử dụng cho phương pháp đánh giá .

    Độ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố sau:
    - Bản chất của thuốc nhuộm.
    - Độ đậmcủa màu nhuộm.
    - Cấu trúc của vật liệu dệt cũng ảnh hưởng đến độ bền ma sát.
    - Quy trình xử lý tẩy ,nhuộm , hoàn tất vải.

    Viết tắt để dễ hiểu
    - CF:Color Fastness (độ phai màu).
    - A55: Vải AATCCCrocking Cloths 50 x 50 mm

    I.  Các trang thiết bị cần thiết để kiểm tra độ bềnmàu
    1. Máy đo độ bền màu ( Crock Meter)
    2. Vải tiêu chuẩn : Kích thước 5*5 cm
    3. Cân điện tử: Loại 600 gram, 2 số lẻ / hoặc khác. 
    4. Nước cất
    5. Máy tính
    6. Tủ so màu ( Light Box)
    7. Tấm nghiêng 450
    8. Thước xám đo độ bền màu ma sát ( Gray Scale for color change)
    9. Đĩa thủy tinh, nhíp gắp, găng tay.

    II. Quy trình kiểm tra
    a. Độ bền màu ma sát khô - DRY
    - Gắn vải A55 vào finger của máy Crockmeter.
    - Đặt mẫu lên máy Crockmeter (Mẫu muốn kiểm tra được cắt theo kích thước 50*130mm).
    - Giữ chắc mẫu.
    - Tiến hành xoay 10 vòng ( tốc độ xoay 1 vòng/ giây).

    b. Độ bền màu ma sát ướt - WET.
    -Đặt đĩa thủy tinh lên bàn cân, Tare trọng lượng.
    - Cân trọng lượng ban đầu của mẫu vải A55. Ghi lại kết quả này.
    - Lấy vải A55 sang đĩa thủy tinh khác.Thêm nước cất vào vải A55, sao cho lượng nước ngấm vào đạt 65 +/- 5 % (Trong tiêu chuẩn ISO-105-X12 mức ngấm ướt vải test là 100% ( Wet pick-up). Trong khi đó theo AATCC-08, mức ngấm ướt vải test là 65% .)
    Ví dụ: Trọng lượng ban đầu của vải A55 là 2g thì lượng nước ngấm thêm vào là 2x 0.65 (g). => Tổng trọng lượng vải A55 và nước là 2 + (2 x 0.65) g.
    - Gắn vải A55 vào finger của máy Crockmeter.
    - Đặt mẫu 50 x 130 mm lên máy Crockmeter.
    - Giữ chắc mẫu.
    - Tiến hành xoay - Crocking 10 vòng (tốc độ 1 vòng/ giây).

    III.Đánh giá chất lượng

    - Ghim vải A55 kết quả lên báo cáo.
    - Để kết quả trong phòng điều hòa ít nhất 4 tiếng trước khi tiến hành đánh giá.
    - Khi đánh giá, đặt 3 miếng vải A55 bên dưới mẫu kết quả.
    - Sử dụng đèn D65, và Grey Scale for Staining để đánh giá.
    - Tiêu chuẩn đánh giá theo chỉ định riêng của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn:

    Màu Vải

    Độ ma sát khô

    Độ ma sát ướt

    Màu đậm

    3 - 4

    2.0 - 2.5

    Màu trung bình

    4 - 0

    3 - 0

    Màu nhạt

    4 - 5

    3.5 - 4


     Bài viết trên được tham khảo theo chia sẻtừ anh VŨ DUY KHỎE  vdk.pds@gmail.com  và blog kienthucdetmay.com

     Chúng tôi cung cấp thiết bị thí nghiệm tiêu chuẩn trong nghành may như: Máy đo độ bền màu, tủ so màu, máy đo độ ẩm…. Click link sau để tham khảo http://phongthinghiemvn.com/san-pham/thiet-bi-nghanh-may-c52/

  • Kĩ Thuật XRF

    Click xem chi tiết

    Giới Thiệu Kĩ Thuật XRF
    Máy Quang Phổ Huỳnh Quang – ROHS

    Năng lượng quang phổ
    -Tia XRAY có bước sóng được xác định tại 0.01—10 nm.



    Hình trên mô tả các bước sóng

    1, Giới Thiệu XRF

    - XRF huỳnh quang tia X – là kĩ thuật quang phổ được ứng dụng chủ yếu trong các mẫu chất rắn, trong đó sự phát xạ tia X thứ cấp được sinh ra bởi sự kích thích các điện tử của mẫu bằng nguồn phát tia X.
    - Dựa vào việc ghi lại phổ tia X mà phân tích được thành phần, nồng độ của mẫu.
    - XRF có độ chính xác cao, có khả năng phân tích được nhiều nguyên tố và không làm mẫu bị phá hủy.
    - Tia X: (Rơnghen) được phát hiện ra năm 1895 , thực chất là bức xạ điện từ , có bước sóng ngắn từ 0.01Aº tới 10Aº và có năng lượng từ 1.25-100 keV.

    2, Cơ chế phát XRF

    Nguồn phát: 
    - Sử dụng ống phóng tia X,cấu tạo gồm một buồng chân không áp suấ t cỡ 10-6 tới 10-8 mmHg, hai điện cực Anot và Catot.
    - Khi chùm electeron phát ra từ Catot (bị đốt nóng) sẽ được gia tốc bởi điện trường giữa 2 điện cực trong buồng chân không tới và đập vào Anot (bia) và phát ra tia X. 
    - Tia X phát ra từ ống phóng gọi là tia X đặc trưng , cường độ tia X thay đổi tùy thuộc vào điện áp được đặt giữa 2 điện cực.
    - Chùm tia X mang năng lượng lớn từ ống phóng tia X hoặc một nguồn phát xạ được chiếu vào Mẫu kiểm tra. Năng lượng này được nguyên tử hấp thụ gần như  hoàn toàn, đủ để làm lớp điện tử trong cùng bay ra ( Hiện tượng quang điện). 
    - Sự phát xạ lớp điện tử lớp trong cùng sẽ để lại một lỗ trống, làm cho nguyên tử ở một trạng thái không bền vững.  Khi một nguyên tử ở trạng thái không bền vững, lớp điện tử lớp ngoài sẽ tự động nhảy lên chiếm chỗ,… 
    - Năng lượng tia X phát ra được nguyên tử hấp thụ hoàn toàn, và đủ để làm cho lớp điện tử lớp trong cùng của nguyên tử bay ra ( phát sáng – gọi là hiện tượng quang điện).

    3, Nguyên lý cơ bản
     
      - Ở chế độ cơ bản, nguyên tử được cấu tạo bởi nhân và các lớp Electron ( điện tử) xung quanh ( K, L, M, N).


     
        Khi bắn tia X mang năng lượng lớn vào mẫu – nguyên tử: Mức năng lượng này lớn hơn nhiều so với năng lượng liên kết các lớp electron cấu tạo nên nguyên tử, xảy ra hiện tượng điện tử các lớp điện tử bao quanh nhân  K,M.. bị bắn ra. Do bị trống nên các photon lớp kế tiếp nhảy lại để lấp các lỗ trống mà Photon bị đẩy ra ngoài. Sự chuyển dịch các photon mang năng lượng này sẽ phát ra năng lượng- phát sáng gọi là hiện tượng Huỳnh quang. Suy nghĩ đơn giản như sau: Mỗi một nguyên tố khi phát xạ sẽ có một phổ khác nhau, và cường độ màu sẽ đặc trưng cho hàm lượng của nguyên tố trong mẫu .Từ đó sẽ định tính và định lượng được nguyên tố có trong mẫu phân tích. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã chế tạo ra máy quang phổ huỳnh quang tia XRF, với ứng dụng xác định hàm lượn, thành phần nguyên tố kim loại,phi kim.. tồn tại trong mẫu. 




     

    3. Giới thiệu phần cứng 1 máy quang phổ huỳnh quang cơ bản 
     Cấu trúc đơn giản thiết bị bao gồm

    may-quang-pho-huynh-quang-co-ban
     

    Nguồn phóng tia X, mẫu, sau đó được qua bộ xử lý mẫu và tính toán sau đó qua phần mềm (Vi xử lý ) và trích xuất ra kết quả (File Excel), biểu diễn dạng đồ thị.

    4, Ứng Dụng Phương Pháp Quang Phổ Huỳnh Quang

    - Định tính định lượng nhanh chóng các nguyên tố, thành phần có trong mẫu như: Mẫu rắn, mẫu lỏng, bột…. Cụ thể như trong lĩnh vực luyện kim, hóa chất: Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu ,chất lượng của sản phẩm, Công nghiệp Sơn: Phân tích thành phần của Sơn,  thực phẩm: Xác định các kim loại nặng có trong thực phẩm như ( trong sản phẩm, trong hộp đựng mẫu, trong sữa….).

    5. Ưu nhược điểm phương pháp huỳnh quang

    - XRF cho kết quả nhanh, định tính và định lượng được nguyên tố có trong mẫu đặc biệt khi thành phần nguyên tố có hàm lượng thấp.
    - Quá trình phân tích đơn giản, dễ dàng mà không làm phá hủy mẫu.
    Nhược điểm: Chi phí đầu tư máy đắt đỏ, và không phân tích các nguyên tố đất hiếm như: La,Ce,.và một số nguyên tố  khí như: H,He,Li, Be
    - Chỉ phân tích được các nguyên tố cài sẵn trong máy rồi.

        Hiện tại, Công ty chúng tôi đang cung cấp máy đo độc tố ROHS , còn gọi tên khác là máy quang phổ huỳnh quang tia XRF hãng Htek sản xuất. 
       
    Biết thêm chi tiết về giá hoặc sản phẩm xin liên hệ Mr Phú -0919050289 
       
    Email: nguyenphu5289@gmail.com


  • Hoạt độ nước là gì và tầm quan trọng đo hoạt độ nước trong sản phẩm ?

    Click xem chi tiết
    Hoạt Độ Nước  - Hoạt Tính Nước (Aw - Activity Water)

    1, Định Nghĩa Hoạt độ nước : Hoạt độ nước (aw) hay độ ẩm tương đối cân bằng (ERH) là thông số đặc trưng cho lượng nước tự do tồn tại trong sản phẩm, được xác định bằng tỷ lệ áp suất hơi bay hơi của nước trong sản phẩm với áp suất bay hơi của nước tinh khiết ở cùng điều kiện nhiệt độ. Và được tính toán theo công thức: aw = p / ps
       Trong đó: p là áp suất hơi nước trên bề mặt vật thể. Ps là áp suất hơi nước tinh khiết ở cùng nhiệt độ.
       Giá trị hoạt độ nước nằm trong khoảng từ 0 ~ 1. 
        ERH = 100 x aw
       Như trong khái niệm trên thì hoạt độ nước có phần nào đó liên quan đến độ ẩm --> điều này giải thích vì sau sensor đo độ ẩm và hoạt độ nước thì liên quan với nhau hay nói đúng hơn là cùng một loại. nếu đo được hoạt độ nước thì chắc chắc phải đo được độ ẩm.
      Nói như thể không có nghỉ là giống nhau hoàn toàn. Hoạt đô nước thường bị nhầm lẩn với hàm lượng ẩm. Hàm lượng ẩm của một sản phẩm được định  nghĩa là phần trăm khối lượng nước chứa trong sản phẩm với khối lượng khô của sản phẩm đó.
      Thực tế chứng tỏ rằng khi nghiên cứu điều kiện tối ưu thì hàm ẩm tuyệt đối không phải là yếu tố quyết định. Hoạt độ nước là chỉ tiêu đánh giá độ tiếp  nhận nước của sản phẩm với môi trường xung quanh.
      Aw luôn có xu hướng đạt trạng thái căn bằng với môi trường khí xung quanh. Nước sẽ chuyển dịch từ nơi có aw cao đến nơi có aw thấp, và chuyển dịch cho đến khi đạt được trạng thái căn bằng. hiện tượng này gọi là chuyển vị nước.
      Ở điều kiện cân bằng, mối tương quan giửa phần trăm nước và hoạt độ nước có thể biểu diển bằng đường cong: đường hấp thụ đẳng nhiệt. Với mổi giá trị hoạt độ nước, đường đẳng nhiệt hấp thụ chỉ ra một giá trị hàm lượng ẩm tương ứng tại nhiệt độ không đổi. mổi một sản phẩm có đường đẳng nhiệt  hấp thụ tương ứng.

    2, Tầm quan trọng của hoạt độ nước trong công nghệ thực phẩm:
    Trong công nghiệp thực phẩm, nước được xem là rất quan trọng đối với việc ổ định chất lượng sản phẩm. Trong đó hoạt độ nước là yếu tố quyết định hơn các yếu tố khác như nhiệt độ, pH… Hoạt độ nước là yếu tố quyết định đến thay đổi hương vị, màu sắc, hương thơm, khả năng bị ngộ độc thực phẩm và hư hỏng (thời hạn sử dụng), mất Vitamin…
    Hoạt độ nước kiểm soát quá trình hủy hoại thực phẩm, kiềm hảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Hầu hết các vi khuẩn không phát triển với aw < 0.91 và các nấm mốc ngừng hoạt động khi aw < 0.8. Đồng thời hoạt độ nước đóng vai trò quyết định độ hoạt động của enzyme và Vitamin của thực phẩm, tác động đến hiệu nghiệm của dược phẩm.

    3. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến các quá trình thực phẩm

    - Ảnh hưởng đến phản ứng oxy hóa chất béo 0.3 < aw< 0.5 : phản ứng Oxy hóa chất béo giảm
    - Ảnh hưởng đến phản ứng sẩm màu phi enzyme. Chất lượng của sản phẩm không bao hàm giá trị dinh dưỡng mà còn bao hàm cả giá trị cảm quan đó là màu sắc của sản phẩm. Màu sắc thực phẩm thích hợp sẽ giúp cơ thể đồng hóa thực phẩm dễ dàng hơn. Chính vì thế mà trong kỹ thuật sản xuất thực phẩm người ta không chỉ bảo vệ màu sắc tự nhiện mà có thêm các màu sắc mới tạo ra nhằm thích hợp với tính chất và trạng thái của thực phẩm. Phản ứng sẩm màu xảy ra đối với các sản phẩm có hàm ầm trung bình và thấp aw > 0.5.
    - Ảnh hưởng đến phản ứng enzym:  Hoạt động của phẩn ứng enzyme thường bắt đầu khi aw > 0.45. Trong đa số các trường hợp khi aw <= 0.3 thì ngăn chặn được quá trình biến tính enzyme.
    -  Ảnh hưởng đến sự phát triển Vi Sinh Vật: Vi sinh vật có vai trò rất to lớn trong ngành công nghệ thực phẩm. Nhờ có vi sinh vật mà người ta có thể sản xuất có thức phẩm lên men như sửa chua, rượu, bia và các thực phẩm lên men có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến bảo quản thực phẩm người ta luôn cố gắng hạn chế sự phát triển của chúng. Bởi vì,vi sinh vật là nhân tố chính gây nên ngộ đọc thực phẩm, làm giảm tính cảm quan và chất lượng của thực phẩm. Hoạt độ nước đóng vai trò hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
    - Ảnh hưởng đến tính chất lưu biến của thực phẩm
    - Ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng

    4.  Kiểm soát hoạt độ nước trong sản phẩm

      Aw có thể kiểm soát bằng cách sử dụng các chất phụ gia (chất giử ẩm), bằng cách chọn vật liệu đóng gói thích hợp, bằng cách duy trì điều kiện ủ và bảo quản thích hợp…Hoạt động nước và vi sinh vật:
      Hoạt độ nước cũng cho thấy lượng nước có thể cho các vi sinh vật. Mổi một loài vi sinh vật (vi khuẩn, nấm móc, nấm men) có một giá trị hoạt độ nước tối thiểu mà dưới giá trị này các vi sinh vật này không tăng trưởng hay không tồn tại…

    5.  Tại sao phải đo lường hoạt độ nước?
       Xác định Sự chuyễn dịch nước

       Lấy một ví dụ, vào một buổi sáng vì sợ trể giờ làm bạn quên đóng nắp hộp ngũ cốc. Và khi bạn trở về nhà chiều hôm đó bạn sẽ nhận ra rằng các hạt ngũ cốc đã mềm nhũng và không còn giòn nửa.Hầu hết các ngũ cốc sẽ mất đi độ giòn khi aw > 0.4. Trong trường hợp này, độ ẩm tương đối của môi trường nơi bạn để hộp ngũ cốc trên 40 % rh. Nước sẽ dịch chuyễn từ không khí (nơi có độ ẩm cao) vào ngũ cốc (nơi có aw thấp).

       Trong công nghiệp thực phẩm có hai trường hợp chính mà chuyễn dịch nước là nguyên nhân tạo ra:
    Trường hợp thứ nhất là khi các sản phẩm hoàn chỉnh chứa các thành phần khác nhau, mổi thành phần có mức aw khác nhau.
    Rất quan trọng khi đo lường aw chứ không phải hàm lượng ẩm vì hàm lượng ẩm không giúp quá trình chuyển dịch nước tạo ra.
    Nếu chúng ta lấy ví dụ về chiết bánh pho mát, pho mát có aw = 0.95, trong khi đó bánh qui có aw = 0.3. Nước sẽ dịch chuyễn từ pho mát vào bánh qui tạo thành vùng nhảo cho bánh quy và pho mát bị khô đi.
    Một giải pháp cho vấn đề này là cho thêm vào chất giử ẩm (đường, muối…) chất giử ẩm sẽ giảm aw nhưng không giảm hàm lượng ẩm. Tùy vào sản phẩm mà có thể giảm aw bằng phương pháp khử nước hay làm lạnh (đóng băng).

    Thứ hai là lưu trữ sản phẩm hoàn chỉnh với môi trường không khí. Tùy thuộc vào aw của sản phẩm và độ ảm tương đối của không khí mà quá trình chuyễn dịch nước được diễn ra.
    Giải pháp chính để tránh quá trình chuyễn dịch nước trong trường hợp này là sử dụng bao bì không thấm và bảo quản ở điều kiện thích hợp.

    6. xác định Hoạt độ nước kiểm soát vi sinh vật

       Như đã đề cập ở trên thì hoạt độ nước Aw chỉ thị một lượng nước trong tổng lượng nước chứa trong sản phẩm có thể dành cho vi sinh vật. Mổi một vi sinh vật có một giá trị aw tối thiểu mà thấp hơn giá trịnh này thì quá trình phát triển của nó không xảy ra nửa (quá trình phát triển không xảy ra không có nghĩa là không tồn tại vi sinh vật)
    Bằng cách đo lường aw trong thực phẩm có thể xác định được vi sinh vật nào sẽ phát triển. Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA đã thông qua các khái niệm của aw để thiết lập các giới hạn độ ẩm cho một loại thực phẩm được xem dể nhiểm vi khuẩn và nấm mốc. Thông thường thì aw được mô tả là lượng nước “tự do” trong sản phẩm và hàm lượng ẩm, lượng nước lien kết trong sản phẩm. Mặc dù, đây không phải là mô tả khoa học của aw, một cách dể hiểu là về mặt nước liên kết về mặt hóa học không nhiểm vi sinh vật còn nước tự do thì có.

       Chúng tôi xin giới thiệu tới khách hàng Máy Đo Hoạt Độ Nước chuyên dụng do hãng Novasina - Thụy Sỹ. Biết thêm sản phẩm xin Click vào Link sau  Máy  Đo Hoạt Độ Nước Novasina.