Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một 2024 | 14:34 CH
MÁY ĐO ĐỘ BỤC GIẤY
Độ bục giấy : Độ chịu bục là sức ép tối đa mà tờ giấy có thể chịu được trước khi rách khi bị tác động theo phương thẳng góc với mặt phẳng ngang của miếng giấy thử nghiệm. Đơn vị đo độ bục của giấy là KPa hoặc Kg/Cm2... Tùy theo sự so sánh giữa các khách hàng mà lựa chọn đơn vị đo để đồng nhất giữa các nhà máy với nhau.
Ứng dụng chỉ số độ bục giấy: Độ bục giấy rất quan trọng trong nghành giấy, hoặc dệt may, sản xuất bao bì Carton, thùng Carton, giấy Kraff... Độ bục quyết định chất lượng sản phẩm, nếu 1 mẫu có độ bục cao thì chất lượng giấy cao. Thường các thùng Carton như thùng đựng beer, hoặc thùng đựng bánh kẹo, mỳ tôm có chỉ số bục từ 6 tới 8.5 Kgf/cm2. Loại thùng đựng ti vi hoặc sản phẩm xuất khẩu độ bục thùng carton rất cao từ 15 tới 30 kgf/cm2....
Độ bục được thính theo công thức sau
Chỉ số chịu bục = Độ chịu bục/ định lượng
Burst index = bursting strength / basis weight
Chỉ số chịu bục đơn vị là kPa*m2/g (Hoặc lf Kgf/Cm2)
Phương pháp đo độ chịu bục phổ biến nhất là phương pháp MULLEN
Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đo độ bục
- Máy đo độ bục, dùng các hãng khác nhau kết quả có thể khác nhau
- Mẫu chuẩn bị đo: Các mẫu chuẩn bị phải đồng nhất, đồng đều
- Người vận hành: Thực hiện đúng chuẩn các bước đo, thao tác
- Định kỳ hiệu chuẩn má, bảo trì bảo dưỡng máy: Thay dầu máy đo độ bục, sử dụng miếng nhôm chuẩn, miếng đệm cao su hoặc màng cao su thay thế khi sau khi sử dụng máy đo độ bục thường khuyến nghị hãng từ 1 - 2 tháng với đệm cao su, hoặc 6 tháng là với dầu.
Công ty chúng tôi đang cung cấp Máy đo độ bục giấy, máy bắn bục giấy Kraff, máy bắn bục giấy thùng Carton, có nhiều Model lựa chọn
1, Máy đo độ bục giấy Come-tech / Taiwan
Dưới là Video vận hành, sử dụng máy đo độ bục trong nghành giấy mà kĩ thuật công ty chúng tôi thực hiện